Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

* TƯỢNG ÔNG ĐỘNG ĐẬY

                                           Sách "Tào Lao Gà" tải miễn phí Tại đây         

Ông hàng xóm nhà Tiều từng làm quan to, hàm cỡ bộ trưởng. Nghe nói xuýt nữa ông thành ai đó còn to hơn thế. Nghỉ hưu nhưng không về vườn, ông vẫn canh giữ một chức quan đoàn thể, xe đưa đón hàng ngày. Xe ông láng coóng lại có chỗ cắm cờ như xe nguyên thủ. Vì chưa là nguyên thủ, cờ chưa phất nên nó được chụp bằng bao da trông vừa giống chiếc ô cụp vừa giống cái cột thu lôi tiềm ẩn quyền uy.

Ngày Tết các nhà kín cổng cao tường trong xóm lòng vòng thăm nhau. Sau khi đã đi cả chục nhà và uống cỡ ngần ấy ly rượu đủ loại Tiều lơ mơ bấm chuông chúc Tết ông cựu bộ trưởng. Tiều giật thót mình khi cửa phòng khách mở. Giật mình không hẳn vì sự tráng lệ của đồ đạc Đông Tây kim cổ mà chủ yếu vì thấy hai ông cựu bộ trưởng ngồi cạnh nhau. Sẵn lơ mơ Tiều dụi mắt phân vân xem ai là ai. Một là người thật vốn sẵn oai phong còn người thứ hai chính là bức tượng đồng bán thân của ông trông cũng oai phong không kém. Bức tượng sinh động và to hệt người thật. Hình như đoán được sự ngạc nhiên của khách, chủ nhà khoác vai bức tượng và hào sảng: “Tượng này anh em yêu quí tạc tặng!”. Thế rồi ông không quên mời Tiều một ly rượu hảo hạng. Rõ khổ thân Tiều! Đúng lúc nâng ly chạm cốc Tiều lại giật bắn mình vì thấy bức tượng cũng nháy mắt với mình. Sau mới vỡ lẽ chính ánh sáng phản chiếu từ mấy chiếc ly pha lê làm Tiều đang lâng lâng quáng gà.

Việc gặp một lúc cả hai ông bộ trưởng làm Tiều phân vân mấy ngày. Tiều lan man nghĩ: “Quái, sao lại có “anh em yêu quí” đến mức tạc tượng tặng người đang sống? Chỉ thấy các lãnh tụ cần tượng cho quần chúng tôn thờ và các nghệ sĩ Hollywood cần tượng để người hâm mộ chụp ảnh chung. Liệu có mấy người cho tạc tượng mình? Hê hê, chắc là phải yêu quí mình lắm mới có thể tiếp khách dài dài bên cạnh “người anh em song sinh” của mình như vậy? Lại còn lúc không khách khứa, làm thế nào có thể ngắm mãi nhau, uống trà cùng nhau hoặc bá vai bá cổ nhau trong đêm thanh vắng?”. Nhưng rồi thì Tiều lại nghĩ: “…Ừ, mà có sao nhỉ: nhiều người dành cả buổi ngắm mình trong gương, còn ông ấy ngắm tượng của mình. Thế cả thôi!”

Tiều mang chuyện ông cựu bộ trưởng “phân thân” kể vui với mấy ông bạn ngoài quán bia. Có ông chuyên buôn bán vật tư, phế liệu góp chuyện: “Đồng giờ đắt lắm đấy. Loại tốt cỡ ba trăm ngàn một kí lô. Cứ cho là bức tượng ông kể nặng cỡ 50 kí, nếu mua bán đồng nát, tính sơ sơ cũng ngót nghét 15 triệu đồng!”

Thế đấy, ông bạn làm Tiều cụt hứng. Chuyện gì hắn cũng quy về buôn bán phế liệu.

                                                                                                                 Đỗ Huân - 9.2011

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

* HỒ TÂY BÌNH MINH...

          Sách "Tào Lao Gà" tải miễn phí Tại đây         



 
Cửa sổ nhà tôi chỉ quay một hướng Hồ Tây. Hồ Tây là sự bắt đầu một ngày mới. Trong vòng 10 năm thỉnh thoảng tôi chụp một ảnh để ghi nhận một sắc thái của Hồ hoặc ...chẳng để ghi nhận gì cả.
Các bức ảnh được chụp vào các năm khác nhau ở các thời điểm khác nhau  nhưng đều được chụp vào buổi sáng bằng 2 chiếc máy ảnh "gà"  và bởi một nhiếp ảnh gia còn "gà" hơn máy.

Còn nữa, các bức ảnh đều không chỉnh sửa.

(Untouched photos by Huan Do)

5h15 AM. Cuối Tháng 7
 

5h42 AM. Đầu Tháng 7
 


5h44 AM. Giữa Tháng 7
 

6h12 AM. Cuối Tháng 9
 

6h14 AM. Cuối Tháng 8
 

6h16 AM. Cuối tháng 10
  

6h39 AM. Tháng 5
 

6h52' AM. Đầu Tháng 8



                                                                                                              Photo by Đỗ Huân

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

* ÔNG VE CHAI



Sách "Tào Lao Gà" tải miễn phí Tại đây         

Cùng thấy chai rượu, trong khi có người dửng dưng thì lại có người tây tây dù chai chưa bật nút. Có người thì bảo: “chai này dễ đến trăm đô la”. Lại có người, như anh bạn tôi, thì reo lên: “Cái vỏ chai đẹp quá!”

Anh vốn là tay ngâm rượu thuốc có tiếng ở Hà Nội. Rượu anh ngâm, như lời anh, chữa được đủ bệnh tật của nhân loại: từ rối loạn kinh nguyệt, liệt dương đến ung thư các thể loại. Anh bảo: “Rượu quý có giá, cho vào chai đẹp, giá trị tăng vọt”. Rượu ngon, bổ lại vỏ Tây đẹp nên không mất điểm sang trọng. Nhiều người mê mẩn tìm mua rượu anh ngâm dù đắt lòi mắt.
Rõ là người mê rượu nhưng thực ra anh còn mê vỏ chai rượu hơn. Vào bàn tiệc trịnh trọng, thứ đầu tiên anh tia là vỏ chai rượu. Anh chỉ ngắm những chai lạ lẫm, đắt tiền. Những chai không bắt mắt, dù có ngon và nổi tiếng đến đâu anh cũng hờ hững. Dù chưa nâng cốc anh đã dõng dạc tuyên bố: “Tao xí cái vỏ chai”. Đi những nơi không quá thân quen, khó xí phần vỏ thì anh thường hỏi làm thế nào chiếm được cái vỏ chai. Ăn gì, uống gì thì anh cũng cảnh giác với cái vỏ chai: “Đẹp như thế, không nhanh là mất!”
Bạn bè biết anh thích vỏ chai, đi đâu tiệc tùng cũng thường nhớ tới anh. Nhiều người còn giành giật vỏ chai để phần cho anh.
Hôm rồi bạn thân anh mời tiệc. Có chai rượu vỏ đẹp mê hồn để anh phần. Anh uống nhiều lắm. Nhiều hơn bình thường. Bạn hiền hỏi sao hôm nay bốc thế. Anh bảo phần vì rượu ngon quá phần vì ai lại mang chai còn rượu ra về nên anh cố thêm mấy ly cho cạn chai. Hôm đó anh say tưng bừng. Bạn bè phải dìu anh cùng cái vỏ chai ra tận taxi.
Khi các bạn gọi điện cho vợ anh để xem binh tình ra sao, chị bảo anh nằm li bì cả đêm nhưng khi vừa tỉnh đã hỏi ngay: “Cái vỏ chai đâu?”

                                                                                                                      Đỗ Huân - Gà viết sách Gà - 2.9.2011