Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

* KỲ NAM - VƯƠNG QUẾ

"Tào Lao Gà" pdf tải miễn phí Tại đây

Tào Lao Gà, Vẹo Rồng, Ông Ve Chai hiện bán tại Nhà sách 44 Tràng Tiền, 5 Đinh Lễ  (Hà Nội)
và Nhà sách 104 Nguyễn Văn Cừ (HCMC)

Tôi đến thăm anh bạn nhân dịp đầu xuân. Tào lao đủ chuyện nhưng rồi giống mọi lần, chúng tôi lại quay về với thuốc thang, chữa bệnh vốn là đề tài ưa thích của bạn tôi, người có mấy chục năm tận tụy với nghề kê đơn bốc thuốc. Anh kể:
Cách đây nửa năm bạn bè báo tin có nhân vật đặc biệt ở Hà Nội được biếu một đôi Quế hiếm. Mỗi thanh Quế dài gần mét, bản to cả tấc và dày cỡ ba phân. Kích thước khác thường chứng tỏ Quế từng ngự trên một thân cây khổng lồ. Anh bảo chỉ có phép màu của núi rừng hiểm trở mới giữ được cây quí đến tận ngày nay. Vùng đất biếu Quế là nơi phát tiết của mấy đời đế vương. Từ xa xưa, nơi đây đã có truyền thống cống tiến vua chúa các sản vật thiên nhiên quí giá. Quế cống tiến được chia thành “Quan Quế” và “Vương Quế”. Trong cung, Vương Quế được bảo trọng hơn cả ngọc ngà, châu báu và chỉ Ngự Y mới được phép dùng để chữa bệnh cho vua và hoàng thân. Vì hiếm, không thể làm giả và có khả năng chữa bệnh thần kỳ nên nhiều người tin rằng Vương Quế con quí hơn cả sừng Tê Giác. Không mất công như sừng Tê, Vương Quế chỉ cần mài lướt với nước đã có thể chữa mọi chứng đau bụng và trị bách bệnh hiểm nghèo.
Hay tin Vương Quế đến Hà Nội bạn tôi rất đỗi vui mừng. Anh bảo đôi Quế biếu thuộc hàng Vương Quế đặc biệt.  Rồi lại bảo: “Vương Quế còn, Hy vọng còn”.
Qua bạn bè, anh nhắn tin và xin trả 30 cây vàng cho Vương Quế. “Tôi định nếu người ta đòi giá cao hơn tôi cũng sẽ cố thu xếp. Tiếc thay! Khi đến nơi mới biết bà vợ của người được biếu đã quẳng Vương Quế vào thùng rác. Tôi đoán những lời nhắn của người biếu đã không đến tai bà. Dưới con mắt bà, trong đống cơ man quà biếu, đôi Vương Quế hẳn giống như hai thanh củi khô bà từng đun nấu ở quê. Tôi thẫn người thất vọng. Vì đắm đuối, tôi đã theo mấy xe rác ra tận bãi thải ngoại thành mong tìm lại thần dược. Trước mênh mông biển rác xú uế với cả ngàn vạn túi ni lon phất phơ và xe ủi gầm rú, tôi hiểu Vương Quế đã mãi ra đi”.
Thấy tôi ngẩn người tiếc Quế, anh bạn tôi như bừng tỉnh:
-   Quế quế, chi chi, chuyện qua rồi, thôi quên đi! Rồi anh hào hứng - Năm mới tôi mời ông ly rượu. Rượu này có một không hai trên thế giới!
-   Chắc Ballantine, chai sứ cổ rụt, 38 năm? – Tôi đùa đọc phứa tên loại rượu dân tình chém gió ngoài quán.
-   Không phải 38 năm mà ông sắp uống rượu 1000 năm!
Tôi phì cười:
-   Công nhận “nổ” là một phẩm chất cần và quí của các thầy lang Việt!
-   Không tin hả?! Ông chắc biết Kỳ Nam?
-   Nghe nói còn quí hơn cả Trầm Hương.
-   Đúng vậy! Trầm và Kỳ chỉ tuyệt đỉnh trên thân cây Gió Bầu. 1000 cây may ra có cây có Trầm, 10.000 cây, may ra có Kỳ. Để thành Trầm hảo hạng cần tối thiểu 50 năm, còn để thành Kỳ thì cần hàng trăm có khi cả nghìn năm. Kỳ, Trầm là nguyên liệu cực quí cho mỹ phẩm và dược phẩm. Riêng Kỳ Nam còn đặc trị các chứng phong đàm, đuổi tà khí, tác dụng giáng khí nạp thận, bình can, tráng nguyên dương. Kỳ chỉ đeo vào mình đã công dụng, hiệu nghiệm như thần. Nếu 30 lạng vàng một cân Trầm Hương thì Kỳ Nam đắt 30 lần hơn thế. Một ổ Kỳ Nam có giá vài chục tỷ đồng là vậy. Có người cả đời lặn lội tìm kiếm mà không gặp Kỳ. Kỳ Nam gần với truyền thuyết. Nó cũng gần luôn với không tưởng.
-   Rõ là ông sắp cho tôi uống rượu Kỳ Nam “không tưởng”? – Tôi bắt đầu sốt ruột.
-   Còn hơn thế! Ông chịu khó nghe tôi kể nốt. Sau lần để vuột mất Vương Quế, tôi thành quen mấy nhân vật trung gian. Tháng trước lại có tỉnh xa xôi phía Nam mang biếu ai đó ngoài Hà Nội một ổ Kỳ Nam nguyên bản, Kỳ Nam còn ngự trên thân Gió Bầu. Tuy nhiên, người được biếu có ý chê người biếu cẩu thả đã “để rác rưởi lẫn Kỳ”.
-   Chắc Kỳ lại bị vứt thùng rác? Tôi thở dài.
-   Không! Lần này là bà vợ khác. Bà này chẳng vứt gì bao giờ, vì vậy, tôi được gọi đến giúp dọn dẹp cho vật biếu tinh tươm. Tôi đã không tin vào mắt mình khi thấy một khối Kỳ Nam thuộc loại Nhất Bạch* tỏa hương thơm ngào ngạt. Mấy chục năm làm thuốc, bản thân tôi mới đôi lần được nhìn chứ chưa từng được sờ vào Nhất Bạch Kỳ Nam. Rồi thật ngạc nhiên và may mắn là trong đống “rác rưởi” bám theo khối Kỳ Nam có nguyên một tổ Ong Mật. Ông thử hình dung, Ong Mật và Kỳ Nam nghìn tuổi cùng nương trong thân Gió Bầu cổ thụ! Cổ tích đến thế là cùng! Bộ sáp ong ở trước mặt ông đây này – Vừa nói bạn tôi vừa lấy trên giá xuống bình rượu nhỏ bên trong im lìm một tổ ong vàng óng. Anh lặng lẽ rót rượu, dáng vẻ cực kỳ trịnh trọng.
-   Hê hê, sáp ong mật thì có gì đặc biệt? Chắc  không Quế, không Kỳ ông đành tự an ủi bằng ong bướm chứ gì?! Nhẽ nào lợn ngủ cạnh Sâm Cao Ly thì thịt cũng sẽ bổ như sâm?! – Tôi đùa bạn.
-   Ông đúng là…chỉ đáng viết mấy thứ tào lao. Cái ví dụ “ngủ cạnh” của ông cọc cạch chẳng ăn nhập gì – Bạn tôi hứng khởi - Đây hoàn toàn khác nhé, giữa thiên nhiên hoang sơ mây ngàn gió núi, Ong Mật, Kỳ Nam, Gió Bầu nương tựa, bền bỉ giao hòa tinh túy đất trời … Thôi ta uống nhỉ?!
Chúng tôi nâng chén nhâm nhi thứ rượu vàng nhạt thoang thoảng vị mật, kỳ nam, hoa cỏ. Quả có gì đó khang khác... Không! Khác lắm!
-   Hỏi thật ông, Vương Quế và Kỳ Nam thứ nào quí hơn? Sau hai chén rượu sóng sánh, đầu óc tôi bắt đầu mấp máy.
-   Ông hỏi khó rồi! Làm sao có thể so sánh hai món quà tuyệt đỉnh và vô giá của tạo hóa. Giá như tôi có cơ duyên được dùng chúng để chữa bệnh…– Bạn tôi bỗng ưu tư - Thôi, hãy quên đi những gì không bao giờ thuộc về ta. Cái đáng kể thuộc về ta lúc này chắc là thứ “rác rưởi” này đây– Nói rồi bạn tôi cầm bình rượu run run rót.
Chúng tôi chia tay vào khoảng nửa đêm sau khi uống vợi cả bình rượu “Nghìn năm”. Trong tiết trời giá lạnh, lất phất mưa bay, sóng nước lấp loáng, tôi gò lưng trên chiếc xe đạp và “bay” lâng lâng qua nửa vòng Hồ Tây trở về nhà. Những âm hưởng, hình hài và hương say của Vương Quế, Trầm Hương, Kỳ Nam, Ong Mật… cứ dạt dào, lao xao theo tôi trên đường.

*”Nhất Bạch” là hạng phân loại của Kỳ Nam theo thứ tự “Nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”
Đỗ Huân
Gà viết sách Gà

* HÀ NỘI NHÂM THÌN...

Sách "Tào Lao Gà" tải miễn phí Tại đây         


GỬI BẠN BÈ XA HÀ NỘI...



...16 độ C... khô ráo sau khi mưa (Xuân) cả tuần...Đông người "dạo" chợ...Dân chúng còn bận đi làm...Trẻ con còn bận học...Chắc vài ngày nữa sẽ đông...Ít ăn uống nhậu nhẹt...Hoa cỏ đắt hơn nhưng nhiều màu sắc hơn...Năm nay kém tiền...
                                                                                            
(Untouched photos by HuanDo - Gà viết sách Gà)
Ngày Ông Công/Táo


Đầu đường Hoang Hoa Thám...Nhìn còn thú vị hơn đám hoa "sắp đặt" Bờ Hồ...

 

Quầy hoa, chỗ mua quen...Một túi giá thể tăng từ 20.000đ lên 30.000đ...
Hoa này vô địch lâu tàn...thấy sinh viên hay mua tặng nhau sinh nhật...
2 triệu chậu bên trái, 2, 5 triệu chậu bên phải...(Địa lan?)...



Thuyết khách...của đám hoa còi...



Thủy hải sản có thêm cá đỏ về trời...30 nghìn 3 con...đắt như cá cảnh...Không rõ sinh sản tập thể hay vô tính (?) mà thường ngoẻo ngay trong tuần lễ đầu vào bể...
...đã thế mua luôn cá cảnh xịn để xong Ông Công/Táo thả luôn vào bể...hê hê...một công đôi việc...



Em gái bán hoa...nhìn thẳng...


Em gái bán hoa...nhìn nghiêng...
Em gái bán hoa...nhìn hoa...




Lợn theo cá chép về trời...Đốt ngay vệ đường...Hỏi sao không dùng rơm? Bảo: Nhà sẵn nhiều báo lá cải...Ta chưa được thử lợn thui bằng giấy báo lắm mực in !...



...Nên vịt quay tại trận có khi hay hơn...
Nghe nói bánh trưng nhà này rất khá...Còn giò chả ít hàn the...



...Làm thêm một bộ dưa cà...Tuy có vẻ yếu vệ sinh...nhưng may cứu được cơm Tết...
...50 năm nhìn Quan Công và Ông Lộc...chán nhất chợ...cho vào đây cho đủ bộ...
Lắm chậu mới...
Nhiều chậu cũ...
Thấy lần đầu xuất hiện chậu Tây cắm cây Tàu...Hê hê, các thiên thần vỉa hè...
Xưởng phục chế xe máy cổ...2 chiếc Solex "mông"...chạy ngon. "Bao nhiêu?" "Ba, bốn chục (triệu)/ con"...
Gà qué sẵn như xe máy...
Cúc 250.000đ/chậu. Ta nhớ năm ngoái loanh quanh 100.000đ. Thằng nào nhai nhải lạm phát có 18%?...

 

Vỉa hè dành cho hoa...Nhiều thứ không biết tên...Hoa thật giống giả...
Đào này loanh quanh 1 triệu. Đắt gấp 2-3 lần năm ngoái...

...Còn đào này bảo cho thuê...20 triệu...Xưa "Ngon lành cành đào" bây giờ "Lộc thì gốc phải to" (Câu này mới nghĩ ra nghe hơi chuối!)... 

Mua xôi sẵn cho tiện...Xôi màu đẹp kinh!...

Rẽ vào chợ Bưởi...Tạp hóa chưa?!...

 

...tha hồ mua...
...tha hồ ngắm...

...tha hồ chọn...

...Tha hồ lựa...
Tiệm sứ Tàu đẹp nhưng vắng khách...


...giống như hàng vàng...
Tết này đ' ai có tiền...
...Tắc đường không đi được...



...đành rẽ vào làm bát bún ngan......"Bác có làm bát tiết canh?"; "Không nhé!"...chưa đến 5h chiều hơi sớm cho bữa tối...nhưng không sao...

                                                                              (CÒN TIẾP...nếu còn hứng...)
Ngày Ông Công/Táo + 1

Tuy không tiết canh nhưng tối về cũng thấy đau bụng. Ở Hà Nội, khi đau bụng ta thường không rõ do cafe đá, bún, phở hay cái gì...4h chiều hăm hở mang máy ra phố nhưng rồi tắc đường to. Một tiếng rưỡi đồng hồ đi một đoạn từ Võng Thị tới xóm Hạ Hồi. Mệt, bẩn, ngột ngạt chẳng buồn chụp...


Tiếng rưỡi đồng hồ đứng sau "lão than" và "lão quất" mệt vãi ...khi thoát được thì cũng hết nắng và hết hứng chụp...
Ô tô các tỉnh về nhiều + ô tô Hà Nội có vẻ vội đi quà cáp, biếu xén. Đi qua Bộ Kế hoạch thấy xe hàng hàng lên nộp "kế hoạch". Lại thấy bảo nhiều nơi khách khứa đông quá không kịp đi vệ sinh nên chủ nhà phải đeo bỉm! Những ngày này là những ngày đeo bỉm...

 
Ngày Ông Công/Táo + 2

Ở quán cafe thấy mọi người có vẻ thờ ơ mua sắm. Tết nhạt dần? Ít xèng? Có lẽ vì mỗi thứ một tý...


...bằng chứng là qua chỗ vườn hoa Lý Tử Trọng thấy đám nhảy đầm có vẻ đông vui, dường như chẳng có Tết sắp tới...

Ngày Tết 1,3, 4

Ngày Tết phố sá đo đỏ giống như những ngày bầu cử, quốc khách.
Đường Tôn Đức Thắng...đỏ.
Tràng Thi...đỏ



Phan Bội Châu ...đỏ
Hàng Khay, Tràng Tiền...đỏ

          Ngày 6 Tết      



Công nhân đang thay hoa trước cửa Bộ Ngoại giao
"Làng" Hà Nội mở lại đánh chén vỉa hè
"Hàm Cá Mập" Bờ Hồ vẫn xứng danh là biểu tượng xấu xí của kiến trúc hiện đại Hà Nội...


Khiêu vũ đê! Thiếu nhóm nhảy Hip-Hop của thanh niên và nhóm múa quạt của các cụ thường ngày...
Ga Hà Nội, cửa phía Nam. Tòa nhà chính được xây lại hồi bị ném bom. Tòa nhà xây là ví dụ đích đáng của sự chẳng ăn nhập gì với kiến trúc colonial

Nhâm Thìn có "Rồng" hạ cánh xuống quảng trường Ba Đình...

Dãy cửa hàng Lê Duẩn bán đồ lính mở của trở lại...

Hy vọng cho một năm mới...
CHÚC BẠN BÈ XA HÀ NỘI MỘT NĂM MỚI NHIỀU NIỀM VUI!

Đ.H
Gà viết sách Gà

* SEN HỒ TÂY CUỐI HẠ ĐẦU THU

 Sách "Tào Lao Gà" tải miễn phí Tại đây


Lúc sen rộ, đông người thăm và chụp ảnh  khiến ta ngại chen chân. Trưa nay có việc tình cờ thấy sen vẫn còn bát ngát lại không một bóng người. Dừng xe làm mấy kiểu. Cũng để níu kéo chút hương...

Photo: Đỗ Huân

Mùa hè đã qua...không còn bóng trẻ...Đu quay im phăng phắc...

Ngôi chùa cổ mới tôn tạo tượng lồng kính...trưa vắng bóng người...

Những bông sen cuối cùng...
Còn thoảng chút hương mới ngào ngạt hôm nào...
Đỗ Huân
Gà viết sách Gà
29.8.2011