Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

NHÌN NGHIÊNG VÀO THẦN TƯỢNG


Bài viết đợi ra mắt ÔNG VE CHAI
Đỗ Huân, 260 trang, NHB Hội Nhà văn
        ÔNG VE CHAI hiện có bán tại 5 Đinh Lễ, Hà Nội. Tại đây có bán Tào Lao Gà và Vẹo Rồng

 
Trọng tài bóng đá Huy Khôi được tưởng nhớ và ca ngợi  như “Con chim đầu đàn của trọng tài Thủ đô; “Cây còi số 1 Việt Nam”; “Niềm tự hào…”…
Nếu Guc ta sẽ biết ông là vận động viên đa tài nổi tiếng từ thời thuộc Pháp và từng làm đến Phó Giám đốc Sở thể dục thể thao Hà Nội sau thời 1954. Tuy nhiên, người ta hay nhắc tới ông như một trọng tài giỏi, công tâm và đã từng được chỉ định bắt trận chung kết bóng đá ở Đại hội thể thao các nước mới trỗi dậy thế giới - GANEFO năm 1966 tại Campuchia giữa Trung Quốc và Triều Tiên.
Không phải ông Khôi này...
(Ảnh mạng)
Biệt danh “Khôi King Kong” của ông không phải vì “dáng vẻ cao lớn” như một bài báo vớ vẩn mô tả mà có lẽ bởi vẻ ngoài, rồi tay, trán, miệng ông trông hao hao giống… king kong. Tôi biết điều này không phải do xem ảnh mạng mà khi còn nhỏ lúc gia đình tôi còn ở Ô Chợ Dừa, rồi Nam Đồng (Hà Nội) vào những năm 60, 70 tôi vẫn thường gặp ông đạp xe đi dọc phố Nam Đồng (Nguyễn Lương Bằng bây giờ). Tôi cũng đã từng được xem ông bắt một, hai trận ở sân Hàng Đẫy. Tôi khâm phục lắm.
Nhưng hôm rồi một người quen, đáng tuổi cha chú, có kể lại chuyện tôi chưa từng biết về trọng tài Khôi người cầm còi bắt trận đội Hoàng Diệu (có từ thời Pháp thuộc) đá với đội Thể công. Trận đó, có tình huống va chạm trên sân, thay vì đưa ra quyết định của mình, ông Khôi đã chạy về phía khán đài A, đứng nghiêm, giơ tay chào như quân nhân và xin ý kiến của Thủ tướng về hướng giải quyết. Đó cũng là trận cuối cùng của Hoàng Diệu. Sau vụ này, như lời người kể, uy tín ông Khôi xuống nhiều lắm.
...mà là ông Khôi thấp nhỏ, đầu cua
đứng giữa (Ảnh mạng)
Chưa hẳn tin nên tôi mang chuyện đi hỏi thêm ông chú họ, cũng từng là tay chơi và thông thạo bóng đá, thể thao một thời. Ông bảo chuyện này có thật.
Thoáng có ý nghĩ rằng trọng tài của ta, ngay cả người được tôn vinh nhất cũng đã có kiểu “bẻ còi” từ xa xưa. Không hẳn thiên vị, ăn gian hay ăn tiền, mà đôi khi vận dụng cung cách “hòa cả làng”, “hữu nghị là chính”…vào điều khiển trận đấu. Cũng có thể vì vậy mà ông Khôi được đề nghị bắt trận đấu của 2 nước "đang trỗi dậy" Trung – Triều?!
Rồi nghĩ, ta luôn được hô hào "Hãy nhìn thẳng vào sự thật!". Kết quả là người, vật, sự kiện gồm cả các thần tượng luôn hiện ra theo hướng "nhìn thẳng". Có lẽ các thần tượng cũng cần được...nhìn nghiêng?!


Đón đọc:
ÔNG VE CHAI
Chuyện phiếm Hà Nội
                   Không hẳn chuyện bịa.
                   Đâu chỉ chuyện hài.
                   Nào phải chuyện bi.
                   Dặt chuyện Việt. Thuần Việt.
                   
                                                        Đỗ Huân
                                                                                                                             Gà viết sách Gà